Lịch sử Khu_tự_trị_Tây_Tạng

Từ 1912 đến 1950, khu vực Khu tự trị Tây Tạng hiện nay (bao gồm Ü-Tsang và miền tây Kham) do chính phủ Tây Tạng quản lý và đứng đầu là Đạt Lai Lạt Ma. Các nơi khác của khu vực dân tộc - ngôn ngữ Tây Tạng (phía đông KhamAmdo) không nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Tây Tạng từ giữa thế kỷ XIX.[4]; và ngày nay được phân thuộc các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ XuyênVân Nam.

Năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào khu vực Chamdo của Tây Tạng và gặp phải sự kháng cự rất nhỏ. Năm 1951, đại diện Tây Tạng dưới sức ép của quân đội Trung Quốc đã ký một Hiệp ước 17 điểm với chính quyền Trung ương Trung Quốc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng. Hiệp ước được phê chuẩn tại Lhasa ít tháng sau đó.[5][6]

Mặc dù hiệp ước 17 điểm đảm bảo duy trì một chính quyền tự trị do Đạt Lai Lạt Ma đứng đầu, một "Ủy ban Soạn thảo về Khu tự trị Tây Tạng" được tạo ra năm 1955 để xúc tiến thành lập một hệ thống song song về hành chính theo đường lối cộng sản dưới mô hình Xô viết: tục lệ ngầm được quy định rằng Chủ tịch Khu tự trị Tây Tạng là một người thuộc dân tộc Tạng còn bí thư Đảng ủy sẽ là người thuộc các dân tộc khác, thường là người Hán. Trong đó, đáng chú ý là Hồ Cẩm Đào, ông đã giữ chức vụ bí thư trong thập niên 1980. Đạt Lai Lạt Ma lưu vong sang Ấn Độ năm 1959 và từ bỏ hiệp ước 17 điểm. Khu tự trị Tây Tạng được thành lập năm 1965, và từ đó Tây Tạng trở thành một đơn vị hành chính ngang với cấp tỉnh tại Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khu_tự_trị_Tây_Tạng http://www.stats.gov.cn/english/PressRelease/20190... http://www.xizang.gov.cn/ http://www.china.org.cn/english/MATERIAL/185555.ht... http://books.google.com/?id=4q_XoMACOxkC&pg=PA30&d... http://www.mcclatchydc.com/2008/03/28/31913/tibeta... http://news.xinhuanet.com/english/2009-05/12/conte... http://www.tew.org/geography/t2000.agricultural.ht... http://databank.worldbank.org/data/download/GDP.pd... http://news.bbc.co.uk/2/shared/spl/hi/guides/45690... https://www.worldometers.info/world-population/